Đành rằng cuộc hôn nhân nào lâu ngày cũng sẽ có chút nhàm chán. Nhưng trước khi cũ, có gì lại không từng mới mẻ thanh tân. Nhưng cậu ấy thì một hai cho rằng vợ mình đã thay đổi quá nhiều, thật sự không bằng những người phụ nữ cậu từng gặp.
Cậu ấy phải lòng một người phụ nữ đã bỏ chồng, về nhà nhất quyết tính chuyện ly hôn. Vợ cậu nói: "Có thật là anh thực sự muốn ly hôn? Nếu anh chỉ nhất thời sa ngã lạc lòng, em có thể tha thứ cho anh một lần". Nhưng cậu ấy không chịu.
Một người chồng đã ngoại tình còn nhất định không nhận sự bao dung của vợ thì còn hi vọng gì níu kéo. Vợ cậu đúng là quá hiền lành, nhưng hiền lành cũng có giới hạn.
Vợ cậu nuôi con, cho cậu được thăm con những khi cậu muốn. Không vướng bận con nhỏ, lại được tự do với "chân ái" mới của đời mình, tưởng rằng đời như một giấc mơ. Nhưng đời không như là một giấc mơ. Cậu sớm tỉnh dậy và nhận ra mình vỡ mộng.
Người phụ nữ mới của cậu cũng không có gì hay. Ngoài cái vẻ bề ngoài dễ nhìn, sự bạo dạn của người đã dày dạn tình trường và sự cuồng nhiệt khi cùng nhau trên giường, và chỉ có thế thôi. Cô ấy thích sống trong một mối quan hệ mở, không cần kết hôn.
Cô ấy không muốn có con, không thích sống trong một mớ bòng bong trách nhiệm. Cô ấy không thích bếp núc bởi "đã đến lúc phải giải phóng đàn bà khỏi căn bếp chật hẹp" đó chính là lý do cuộc hôn nhân trước của cô ấy không thể duy trì… Thôi thì đủ thứ, hoàn toàn trái ngược với vợ cậu trước kia.
Cậu, suy cho cùng cũng chỉ là một gã đàn ông bình thường, muốn được bàn tay phụ nữ chăm lo, muốn có những bữa cơm nhà, muốn có tiếng bi bô con nhỏ. Đàn ông, suy cho cùng đâu chỉ là loài giống đực chỉ cần được thỏa mãn gối chăn và sống một cuộc đời vô lo không ràng buộc.
Cậu bắt đầu nhớ nhiều về vợ cũ, cay đắng nhận ra mình quá ngu muội. Vợ cũ không có thái độ gì mỗi lần cậu đến thăm con. Nếu cậu muốn ăn cơm, cô ấy sẵn sàng mời lại. Nếu cậu chơi với con khuya muốn ngủ lại, cô ấy sẽ trải đệm ra phòng khách cho cậu nằm. Cô ấy không lạnh lùng cũng chẳng cởi mở. Vậy nên cậu không dò đoán được nếu cậu muốn về, cô ấy có mở lòng chào đón hay không?
Cậu ấy nói: "Tớ cứ nghĩ người mới rất tuyệt vời, cho đến khi sống chung, hoàn toàn không bằng vợ tớ". Cậu nhờ tôi chỉ cách để nối lại hôn nhân, nhưng tôi biết chỉ cho cậu ấy như thế nào bây giờ. Phụ nữ, một khi đã dửng dưng như không thế, hẳn là lòng yêu đã hoàn toàn nguội lạnh.
Nghe chuyện của cậu, tôi lại nhớ hồi nhỏ, tôi cùng bạn bè vẫn thường đi chăn trâu. Không có cánh đồng nào chúng tôi không đến. Cứ sáng sáng dắt trâu ra đồng, đứng trên bờ sông, ngó qua bên kia cánh đồng thấy cỏ xanh mơn mởn.
Cả bọn rủ nhau dắt trâu sang bên kia đồng. Nhưng càng đến gần màu xanh non càng biến mất, chỉ còn lơ thơ vài cọng cỏ lừa mắt người. Đứng bên này nhìn sang cánh đồng lúc nãy, quái lạ, lại thấy bên đó cỏ xanh tốt hơn. Hóa ra là nhìn từ xa, mọi thứ đều không như thực tại. Cái gì nhìn từ xa cũng hư hư thực thực, khác thực tế rất nhiều.
Đàn ông có vợ, phụ nữ có chồng vẫn thường thấy chồng, vợ mình không bằng chồng, vợ người ta. Thực ra cũng là kiểu: "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông". Chỉ cần đến gần, mọi thứ hết lung linh trong cái nhìn gần gũi và trần trụi.
Đứng bên này cánh đồng sẽ thấy cỏ bên kia cánh đồng xanh hơn và ngược lại. Chỉ tiếc là, chúng ta hoàn toàn không biết điều đó, cho đến khi đã rời bỏ cánh đồng này để chạy sang cánh đồng ở bên kia.
Theo Dân Trí
Giang, người đàn ông trung niên 50 tuổi không bao giờ nghĩ rằng người vợ hiền lành lại chủ động đòi ly hôn. Thậm chí khi chia tay, anh còn nghĩ vợ cũ sớm muộn gì cũng quay lại nhưng sự thật đã hoàn toàn khác.
" alt=""/>Cỏ bên kia cánh đồngNhững gốc hồng tặng mẹ
Những ngày giãn cách, Nguyễn Việt Anh (SN 1992, ngụ tỉnh Đắk Lắk) có nhiều thời gian hơn để đắm chìm trong sắc hoa rực rỡ của trang trại hoa hồng rộng lớn. Trong không gian sực nức hương hoa, Việt Anh nhớ về những ngày đầu “vật lộn” với 300 gốc hồng được anh mua về từ các nơi.
Việt Anh nói, anh thích trồng cây, trồng hoa từ nhỏ nhưng chẳng có đủ thời gian để chăm. Những năm xa nhà làm ăn, anh vẫn hay gửi tặng mẹ những gốc hoa hồng vào mỗi dịp lễ, Tết. Mỗi lần được con trai tặng hoa, mẹ Việt Anh lại đem trồng, chăm sóc.
![]() |
Trang trại có khoảng 10.000 gốc với 300 giống, loài hoa hồng khác nhau. |
Năm tháng trôi qua, những gốc hoa Việt Anh tặng ngày nào đã trở thành vườn hồng rực rỡ sắc màu. “Nhìn vườn hồng của mẹ tôi, ai cũng mê mẩn, xuýt xoa. Nhiều người còn đến hỏi mua hoa. Thấy vậy, tôi nảy ra ý định trồng hoa hồng để bán”, Việt Anh chia sẻ.
Giữa năm 2018, sau khi “lận lưng” ít kinh nghiệm trồng hoa từ những lần rong ruổi khắp các vườn hoa hồng Nam, Bắc, Việt Anh quyết định mua 300 gốc hoa về trồng trên 3000m2 đất đi thuê. Việt Anh chủ yếu mua các giống hồng từ các tỉnh phía Bắc vì cây cho hoa to, đẹp và đã thích nghi với khí hậu Việt Nam.
![]() |
Hoa hồng được Việt Anh mua từ khắp các tỉnh thành trong nước và nhập về từ nước ngoài. |
Dẫu vậy, những ngày đầu lập nghiệp, Việt Anh vẫn vấp phải nhiều chướng ngại. Hồng ốm yếu, còi cọc, cho hoa bé tí, nhạt màu, sâu bệnh thậm chí chết cây. Giai đoạn ấy, chàng trai trẻ gần như chỉ ở ngoài vườn.
Anh vùi mình trong những bụi hoa, loay hoay, mê mải với vô số thử nghiệm mới của mình. Việt Anh kể: “Lúc nào tôi cũng ở ngoài vườn. Nắng thì đội nón lá, mưa thì choàng áo mưa, bất chấp thời tiết mà ra chăm cây”.
![]() |
Với diện tích 18.000m2 nơi đây được nhận định là một trong những trang trại hoa hồng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk. |
“Tôi cứ loay hoay ngoài vườn thử nghiệm các công thức, phun các loại thuốc rồi bỏ thời gian theo dõi xem sau khi sử dụng các loại thuốc cây có thay đổi gì hay không. Rồi tôi lặn lội đến các vườn khác để học tập, tự mày mò, xin kinh nghiệm trên các hội nhóm yêu thích hoa hồng”, Việt Anh kể thêm.
Từ bỏ công việc văn phòng để về làm vườn, Việt Anh chưa quen mưa nắng, công việc nặng nhọc của nhà nông. Thế nên, nhiều hôm anh mệt lả, ngồi nghỉ dưới gốc hoa cũng có thể ngủ ngon lành.
![]() |
Nơi đây có những gốc hồng cổ thụ, thân to, giá trị lớn. |
Việt Anh nói, công việc tuy nặng nhọc nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy nản lòng. Thay vào đó, anh nhận về niềm hạnh phúc khi được tự tay chăm loài hoa mình say mê từ thuở bé.
Cuối cùng, những tháng ngày quên ăn, quên ngủ tại vườn cũng đem về cho anh những "trái ngọt" đầu tiên. Những bụi hồng của Việt Anh không còn sâu bệnh, cho hoa to, đều, đậm màu. Anh cũng cải tạo được đất vườn tơi xốp, khuất phục hầu hết các loại nấm bệnh hại cây.
![]() |
Loài hoa hồng trắng hiếm gặp có mặt tại trang trại của Việt Anh. |
Trang trại 10.000 gốc hồng
Tuy vậy, khi Việt Anh tự tin có thể bán hoa, cây trong vườn để thu về lợi nhuận cũng là lúc anh phát hiện mình thua lỗ.
Việt Anh kể, do vườn nằm ở vị trí ít người biết đến nên việc bán hồng không hiệu quả. Trong khi đó, hàng tháng, anh đều phải trả tiền nhân công chăm sóc vườn, tiền phân, thuốc, điện nước…
![]() |
Hầu như quanh năm, trang trại ngập tràn hương, sắc hoa hồng. |
Không chịu thua, Việt Anh mở rộng vườn, nhập thêm nhiều giống hồng ngoại, hồng cổ quý, hiếm gặp về thuần dưỡng, chăm sóc. Tự tin có thể sống được nhờ nghề trồng hoa hồng, Việt Anh vay vốn thuê thêm mảnh đất, lập vườn hoa với 300 giống hồng nội, ngoại nhập khác nhau.
Những gốc hồng hiếm gặp cho hoa to, rực rỡ, sực nức mùi hương khiến khu vườn sớm thu hút được một lượng khách hàng nhất định. Việc kinh doanh hoa của chàng trai trẻ bắt đầu có sự chuyển biến. Từ đây, mỗi tháng Việt Anh thu về từ 50-60 triệu đồng từ vườn hoa hồng của mình.
![]() |
Trang trại trở thành nơi ngắm hoa, check-in ưa thích của giới trẻ. |
Đầu năm 2021, Việt Anh lại thuê thêm đất, biến vườn hồng của mình thành trang trại hoa hồng rộng 18.000m2 với trên 10.000 gốc dạng thân gỗ, cây bụi và dây leo. Anh cũng lên ý tưởng và tự tay thiết kế trang trại hoa của mình thật bắt mắt với những tiểu cảnh, đường hoa, mái vòm hoa hồng… rực rỡ sắc màu.
Đặc biệt, nơi đây có những cây hoa hồng đào cổ, tuổi đời từ 30-40 năm. Những gốc hồng này thân to, hoa sai, màu đẹp, hiếm gặp nên có giá từ vài chục triệu đến trên 100 triệu đồng. Sau khi được mở rộng, trang trại hoa hồng của Việt Anh trở thành nơi ngắm hoa, chụp ảnh miễn phí của người dân phố núi.
![]() |
Tuy nhiên, do dịch bệnh, trang trại đang đóng cửa. Mỗi ngày, Việt Anh đều ra trang trại chụp ảnh, lưu giữ lại những chùm hoa hồng đẹp nhất. |
Vài tháng nay, dịch bệnh phức tạp, hoạt động kinh doanh hoa hồng của Việt Anh đình trệ. Tuy vậy, Việt Anh vẫn bình tĩnh và sống chậm trên chính trang trại bát ngát hoa hồng của mình. Mỗi sáng thức dậy, anh chìm đắm vào hương hoa quyện trong sương sớm.
Xong bữa sáng, Việt Anh ra vườn tưới nước, nhổ cỏ, trồng hoa. Chiều, anh cuốc đất, bón phân, trị sâu bệnh… Những ngày này, thời gian của anh cứ nhẹ nhàng trôi qua với những cánh hồng.
![]() |
Một ngày của Việt Anh nhẹ nhàng trôi qua cùng những cánh hồng. |
“Tôi yêu hoa hồng kiêu sa và cho hoa mỗi tháng. Trồng và chăm sóc hoa hồng đã trở thành đam mê của tôi. Và, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi được sống trọn với đam mê của mình”, Việt Anh chia sẻ.
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở trong khu dân cư nhà xây sát nhau, chị Thủy tận dụng hàng rào để trồng đủ các loại hoa hồng. Một năm sau, cây nào cũng cho hoa trĩu cành.
" alt=""/>Trang trại hoa hồng rộng 18.000m2, đẹp mê mẩn của chàng trai phố núiSáng sớm, những tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng bệnh. Hà Ngọc Trường (29 tuổi), bệnh nhân “đặc biệt” của Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) thức dậy.
Búi tóc lên, đeo bao tay y tế, Trường đến bên giường các bệnh nhân thăm hỏi, xem họ cần hỗ trợ những gì. Những đêm trước, Trường dường như không thể ngủ. Nỗi đau mất mẹ hằn in trên đôi mắt của chàng thanh niên đang là niềm động viên của hơn 70 người bệnh tại đây.
Trường nhiễm Covid-19 trong một lần đi mua cà phê. Sau đó, cả nhà anh gồm người em trai sinh đôi, em dâu và bố mẹ đều dương tính với Sars-Cov-2 rồi nhập viện điều trị ở những bệnh viện khác nhau.
Ngày bệnh tình trở nặng, Trường được đưa vào khu ICU (chăm sóc tích cực) điều trị. Anh sốt triền miên rồi ho, khó thở, mất vị giác.
![]() |
Sau khi chiến thắng Covid-19, Trường tình nguyện ở lại bệnh viện để hỗ trợ các bệnh nhân. |
Những ngày đầu, Trường mất hết sức lực, tưởng chừng đến việc đứng lên cũng khiến anh chao đảo, ngã nhào. Thế nhưng, Trường không tuyệt vọng. Anh nghĩ về gia đình, về các y bác sĩ, về việc mọi người đang cùng nhau nỗ lực chống lại bạo bệnh. Cùng với đó, Trường nhớ mẹ. Anh muốn về với gia đình và lấy đó làm sức mạnh vực dậy tinh thần.
Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Anh được chuyển lên Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Trở về từ cửa tử, Trường biết ơn các y bác sĩ và thấu hiểu sự khó khăn vất vả của họ trong việc giành giật sự sống cho bệnh nhân. Trường nói: “Họ tất bật trong sự nóng nực, bất tiện của bộ đồ bảo hộ. Suốt 3-4 tiếng đồng hồ, họ không dám uống nước, ăn cơm… để giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân. Nhìn cảnh ấy, tôi nghĩ khi khỏe lại, tôi sẽ ở lại bệnh viện hỗ trợ họ trong việc chăm sóc bệnh nhân”.
Nguyện vọng của Trường được lãnh đạo bệnh viện chấp thuận. Những ngày đầu, khi sức lực chưa thật đầy đặn, Trường đảm nhận việc thay các bình nước lọc phục vụ bệnh nhân. Khỏe hơn một chút, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường…
![]() |
Tại đây, Trường dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường, hỗ trợ bệnh nhân trong việc ăn uống. |
Khi sức khỏe cho phép, Trường tự biến mình thành một điều dưỡng bất đắc dĩ của bệnh viện. Anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay tã, tắm gội, thay bình oxy… cho bệnh nhân. Trường chia sẻ: “Đây là khoa dành cho người lớn tuổi, bệnh nặng, có bệnh nền”.
“Nhiều người trong số họ không thể tự vệ sinh, chăm sóc bản thân nên tôi quyết định hỗ trợ. Ban đầu, tôi chỉ đút cho họ ăn. Sau đó, tôi tình nguyện thay tã cho họ. Dần dần quen việc, quen người, tôi thay drap giường, lau mình, tắm gội cho họ luôn”, anh nói thêm.
Biến đau thương thành sức mạnh
Mỗi buổi sáng, Trường đi một vòng khắp các phòng bệnh trong khoa. Anh hỏi thăm từng bệnh nhân, kiểm tra việc sinh hoạt cá nhân, bình truyền nước, bình oxy của họ để xem ai cần gì thì giúp. Trời nắng, ấm, Trường luân phiên tắm gội, lau mình cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân.
Trường nói, anh thấu hiểu cảm giác khó chịu, bức bối đến nhường nào khi lâu ngày không được tắm gội. Anh trải qua cảm giác này trong thời gian điều trị tại khu ICU. Tại đây, sau 8 ngày Trường mới được tắm gội một lần.
“Được tắm gội sau nhiều ngày liền “nín nhịn”, các cô chú, ông bà vui lắm. Ai cũng vui vẻ hợp tác và không ngại ngùng gì. Có người còn nói vui rằng, nhiều lúc người thân, con cái của họ cũng chưa chắc chăm sóc họ được như thế”, Trường chia sẻ.
![]() |
Trường tình nguyện luân phiên tắm gội cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân. |
Mỗi lần gội đầu cho một bệnh nhân nữ lớn tuổi, Trường lại nghĩ đến mẹ. Đã hơn một tháng, Trường không được gặp bà. Mẹ Trường chuyển biến nặng và phải thở máy. Khi hay tin các thành viên khác trong gia đình đã được xuất viện, chỉ có mẹ chưa được về, anh càng lo lắng hơn.
Thế rồi điều không may xảy đến. Trường nhận tin mẹ không đủ sức vượt qua bạo bệnh. Trường kể: “Hơn 1 tháng qua, tôi không được gặp mẹ vì mẹ đang phải điều trị bệnh. Khi được thấy mặt thì mẹ tôi đang nằm trên giường bệnh, thở loại máy thở cuối cùng - loại máy dành cho các bệnh nhân nặng giành giật sự sống”.
“Rồi mẹ tôi ra đi…Khi làm tình nguyện viên ở đây, tôi vẫn hi vọng mẹ vượt qua nhưng không có phép màu nào cả. Tôi phải chấp nhận sự thật ấy dù rất đau đớn. Tôi chỉ mong mẹ thấy được công việc của tôi đang làm và yên nghỉ. Kiếp sau, tôi vẫn muốn được làm con của mẹ”, Trường nghẹn ngào chia sẻ.
Đau đớn nhưng Trường không để nỗi bi thương cùng sự tàn khốc của dịch bệnh quật ngã. Trường biến đau thương thành sức mạnh, quyết cùng người bệnh giật lại sự sống từ Covid-19.
Trường lấy việc chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân làm niềm vui mỗi ngày. Anh nói, tinh thần lạc quan rất quan trọng trong quá trình điều trị Covid-19. Thế nên, anh luôn tìm cách động viên, củng cố tinh thần cho bệnh nhân.
![]() |
Trường nói, anh rất vui khi có thể hỗ trợ các y bác sĩ chăm sóc người bệnh. |
Mỗi ngày, ngoài việc dọn vệ sinh, tắm gội, anh luôn miệng động viên bệnh nhân ăn uống, vững tâm điều trị để “nhanh được về nhà”. Trường cũng thường xuyên liên lạc với người thân bệnh nhân để họ trò chuyện với cha, mẹ, ông bà mình đang nằm trên giường bệnh qua các ứng dụng gọi video.
Đêm về, Trường gần như thức trắng bên giường bệnh của những ca chuyển nặng để họ không cảm thấy cô đơn. Anh cũng nấu cháo, nấu mì, đút nước, thay bình nước muối vô khuẩn cho những bệnh nhân khác…
Anh nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi có thể làm được gì đó cho những người đang điều trị bệnh tại đây. Có trường hợp, tôi chăm sóc họ từ lúc mới vào viện đến khi xuất viện”.
“Đó là khoảng thời gian tôi vui và hạnh phúc nhất. Những lúc như thế, tôi cảm thấy như mình vừa hoàn thành một nhiệm vụ gì đó, dù nhỏ nhoi trong cuộc chiến chống dịch đầy cam go này”, Trường nói.
Hãy giữ vững tinh thần Hà Ngọc Trường cho biết: “Covid-19 rất nguy hiểm nên mọi người không được chủ quan mà phải tuyệt đối tuân thủ công tác phòng dịch. Chúng ta cần uống nhiều nước, uống viên Vitamin C, tập thể dục hàng ngày, ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe. Khi nhiễm bệnh, phải điều trị, người bệnh không nên bi quan mà hãy lạc quan, giữ vững tinh thần chúng ta sẽ vượt qua đại dịch”. |
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Bế cụ bà dương tính với Sars-CoV-2 không mặc đồ bảo hộ từ tầng 4 ra xe, anh lính biên phòng liên tục động viên người bệnh. Anh nhắn nhủ: “Má đừng ngại, cứ ôm lấy con”.
" alt=""/>Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid